Sơ Kết 5 Năm Thực Hiện Nghị Quyết 26-Nq/Tw Về Nông Nghiệp, Nông Dân, Nông Thôn

HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

BCH HND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU

*

SỐ:    24    /BC-HNDT

 

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 14  tháng 6 năm 2013

 

BÁO CÁO 

SƠ KẾT 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 26-NQ/TW

 VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN

 

Căn cứ tinh thần chỉ đạo tại văn bản số 413-CV/HNDTW ngày 17/5/2013 của Ban Thường vụ Trung ương Hội NDVN về việc: “ Sơ kết 5 năm thực hiện Nghị Trung ương Đảng 7 khoá X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.

Thực hiện Kế hoạch số 18 /KH-HND ngày 4/5/2010 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh về việc “ Thực hiện Chương trình hành động số 306-Ctr/HND ngày 7/5/2009 của BCH Trung ương Hội NDVN về “Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21/10/2009 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; 

Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” như sau:

 

A. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN 

I. Tình hình triển khai

1. Công tác chỉ đạo, quán triệt và triển khai các hoạt động thông tin,     tuyên truyền:

Ngay sau Trung ương Hội Nông dân Việt Nam triển khai Chương trình hành động số 306-Ctr/HND ngày 7/5/2009 của BCH Trung ương Hội NDVN và Tỉnh uỷ triển khai Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21/10/2009 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 18 /KH-HND ngày 4/5/2010 của Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh về việc “ Thực hiện Chương trình hành động số 306-Ctr/HND ngày 7/5/2009 của BCH Trung ương Hội NDVN và Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21/10/2009 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Theo đó, xác định mục tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể của  các cấp Hội  trong tỉnh đến năm 2015 và năm 2020. Đồng thời đề ra biện pháp thực hiện của các cấp Hội, trong đó đặc biệt chú trọng các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến Nghị quyết đến cán bộ, hội viên, nông dân trong tỉnh. 

Bằng những hình thức thích hợp, hiệu quả, trong 5 năm qua, các cấp Hội đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung nghị quyết số 26 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình hành động số 306-CTr/TU ngày 7/5/2009 của  Ban Chấp hành Trung Hội NDVN và Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21/10/2009 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” đến cán bộ, hội viên nông dân.

 2. Kết quả ban hành các văn bản triển khai thực hiện Nghị quyết:

- Cùng với việc xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 18 /KH-HND ngày 4/5/2010; căn cứ tinh thần chỉ đạo trong văn bản số 1055-CV/TU ngày 15 tháng 5 năm 2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bà Rịa-Vũng Tàu về việc: “Lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh”; BTV Hội Nông dân tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các huyện, thị, thành Hội triển khai thực hiện các hoạt động:

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, yêu cầu, nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới bằng những hình thức thích hợp, hiệu quả như: tổ chức buổi tuyên truyền, vận động, thông qua sinh hoạt thường kỳ của Chi, tổ Hội, qua các tờ tin của Hội….nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi hộ nông dân trong xây dựng nông thôn mới; xác định rõ Chương trình xây dựng nông thôn mới cần được triển khai toàn diện, đồng thời phải thực hiện kiên trì, thường xuyên, liên tục theo phương châm xây dựng nông thôn mới phải do người dân làm chủ, huy động nội lực là chính với sự hỗ trợ của Nhà nước; từ đó tạo sự đồng thuận, phát huy dân chủ, tập hợp được sức mạnh của cả hệ thống tổ chức Hội trong quá trình tham gia xây dựng nông thôn mới.

+ Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt và vận động hội viên nông dân tích cực tham gia 3 phong trào thi đua của Tổ chức Hội, gắn với phong trào thi đua “ tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở”; coi đây là giải pháp tích cực phát huy nội lực của hộ nông dân với vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới.

- Để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh BR-VT”. 

II. Kết quả thực hiện Nghị quyết trong 5 năm qua

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm thực hiện Nghị quyết:

Trong 5 năm qua, các cấp Hội đã tổ chức 20.235 buổi tuyên truyền, phổ biến nội dung nghị quyết số 26 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Chương trình hành động số 306-CTr/TU ngày 7/5/2009 của  Ban Chấp hành Trung Hội NDVN và Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21/10/2009 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm thực hiện Nghị quyết đến 1.115.466 lượt cán bộ, hội viên nông dân.

2. Kết quả thực hiện các phong trào thi đua:

a) Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng: 

Đây là Phong trào thi đua trọng tâm của tổ chức Hội,  thực sự đi vào chiều sâu, trở thành một phong trào thi đua sôi nổi ở nông thôn. Hưởng ứng phong trào này, bình quân mỗi năm có 58.506 hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt tiêu chí hộ sản xuất kinh doanh giỏi, trong đó có 83% số hộ đạt tiêu chuẩn. Đến nay, toàn tỉnh  có 48.670 hộ nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi các cấp và đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại; hộ tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, tiêu thụ sản phẩm, một số ngành nghề truyền thống ở các địa phương trong tỉnh bước đầu thu hút lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn, vừa tạo thêm việc làm, vừa trao đổi kinh nghiệm sản xuất kinh doanh giữa hội viên nông dân với nhau, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và đời sống.

b) Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới:

Cùng với cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, Hội Nông dân các cấp đã thực hiện tuyên truyền vận dộng hội viên thi đua xây dựng gia đình nông dân văn hoá, bình quân mỗi năm có 78.217 hộ đăng ký, cuối năm bình xét có 72.680 hộ đạt gia đình nông dân văn hoá. 

Thực hiện phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” gắn với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, các cấp Hội tích cực vận động hội viên, nông dân tham gia đóng góp công, của để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Nhiều hộ hiến hàng nghìn mét vuông đất để xây dựng trường học, làm đường. Cán bộ hội viên nông dân đóng góp trên 8 tỷ đồng, 28.999 ngày công lao động để mở rộng đường giao thông nông thôn, kiên cố hoá kênh mương, sửa chữa, làm mới cầu đường, phòng học, trạm xá... Các cấp Hội đã vận động xây dựng 187 căn nhà đại đoàn kết trị giá trên 2,5 tỷ đồng cho 187 hội viên nông dân nghèo; 

c) Phong trào nông dân tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh:

Các cấp Hội thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới và nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chống diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, phát động phong trào nông dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc.

Các cấp Hội đã chủ động phối hợp vận động hội viên, nông dân tích cực trong công tác phòng chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội, nghiêm chỉnh chấp hành Luật nghĩa vụ quân sự, tham gia dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên, tổ dân phòng, hăng hái luyện tập quân sự. 

3. Công tác xây dựng củng cố tổ chức Hội:

Các cấp Hội đã tập trung kiện toàn bộ máy tinh gọn, hợp lý, phân công, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, theo dõi, bám sát địa bàn, tập trung chỉ đạo trọng tâm, trọng điểm và phát triển mọi hoạt động Hội từ tỉnh đến cơ sở. Bên cạnh việc kiện toàn bộ máy, các cấp Hội chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội. Đến nay, cán bộ từ UV.BCH chuyên trách cấp tỉnh, cấp huyện đều có trình độ trung, cao cấp chính trị, 70% tốt nghiệp đại học. Cấp cơ sở từng bước cân đối tỷ lệ, cơ cấu cán bộ trẻ, có trình độ, 93.9% chủ tịch, 59.8% phó chủ tịch Hội cơ sở là đảng viên. Hàng năm phối hợp với Trường Chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, hội viên, nông dân. 

Trong 5 năm qua phát triển mới 19.639 hội viên, tổng số hội viên hiện nay 89.096 hội viên đạt tỷ lệ tập hợp 67,25% so với nông dân trong độ tuổi, có 555 chi hội, 1.051 tổ hội và 3.673 hội viên, nông dân là đảng viên sinh hoạt Hội. 100% đơn vị cấp huyện, 95% cấp Hội cơ sở, 92% chi hội, 95% tổ hội đạt danh hiệu vững mạnh. 

4. Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động Hội.

Hội Nông dân các cấp đã bám sát chủ trương, sự lãnh đạo của cấp uỷ các cấp, tạo điều kiện của chính quyền và chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động thiết thực và có hiệu quả. Công tác chỉ đạo, điều hành được đổi mới, xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, luôn hướng về cơ sở, giải quyết nhu cầu thiết thực của hội viên, nông dân. Ngay sau khi có Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 của BCH TW Đảng (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện nghị quyết; Đảng đoàn Hội Nông dân tỉnh xây dựng đề án “Nâng cao vai trò trách nhiệm của Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp nông dân giai đoạn 2012-2020 trên địa bàn tỉnh BR-VT. Đồng thời, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua do Hội phát động. Củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dạy nghề cho nông dân, nhất là dạy nghề ngắn hạn, dạy nghề tại chỗ, hỗ trợ về vốn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật cho hội viên, nông dân.

5. Thực hiện các hoạt động hỗ trợ, dịch vụ, tư vấn, dạy nghề:

- Thực hiện chủ trương xây dựng quỹ HTND, từ năm 2007 đến năm 2011, các cấp Hội trong tỉnh đã vận động được 4.997 triệu đồng, cùng với việc làm uỷ thác cho Trung ương Hội 900 triệu đồng, đã giải ngân cho 1.396 lượt hộ vay. 

Năm 2012 UBND tỉnh trích ngân sách cấp 10 tỷ đồng bổ sung cho Quỹ HTND cấp tỉnh. Hội tổ chức cho vay theo 26 dự án kinh tế khả thi tại 26 xã của tỉnh. Cùng với nguồn vốn Trung ương Hội ủy thác, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp tại tỉnh đến nay là 18.337 triệu đồng. 

-  Thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Ngân hàng nông nghiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam và Hội NDVN; 5 năm qua, các cấp Hội trong tỉnh đã phối hợp với Ngân hàng tuyên truyền những chủ trương chính sách về hỗ trợ vôn, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/01/2009, QĐ số 443/QĐ-TTg ngày 04/4/2009, QĐ 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Chính phủ; Nghị định số 41/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về “ Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” … hướng dẫn thủ tục giúp cho hàng trăm ngàn lượt hộ vay với số tiền hàng ngàn tỷ đồng để phát triển sản xuất. 

- Thực hiện chương trình phối hợp với ngân hàng Chính sách xã hội, đến cuối năm 2012 đã có gần 28.500 hộ HV,ND được vay vốn, nâng tổng số dư nợ cho vay do Hội nhận uỷ thác lên trên 476.000 triệu đồng theo các chương trình: cho vay hộ nghèo, cho vay HSSV, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, cho vay vùng đặc biệt khó khăn, chương trình hỗ trợ nông dân nghèo vay vốn nuôi bò theo Quyết định 1989 của UBND tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn cho nông dân lập 78 dự án vay quay vòng thường xuyên 8.724 triệu đồng từ nguồn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm (dự án 120 kênh TW), và giúp cho 1.140 lượt hộ hội viên, nông dân  được vay vốn XĐGN để phát triển sản xuất.

- Hội chủ động phối hợp với các doanh nghiệp SX-KD phân bón cung cấp hàng nghìn tấn phân trả chậm cho HV,ND.

  - Trong 5 năm qua, Hội đã phối hợp với Sở Lao động & TBXH, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Thuỷ sản, Trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh... mở được 120 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 3.464 học viên là hội viên, nông dân trong tỉnh theo học các ngành chăn nuôi thú y, kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản, kỹ thuật sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng hoa lan - cây cảnh - nuôi cá cảnh; phối hợp với các ban thực hiện các mô hình trình diễn kỹ thuật như mô hình trình diễn lúa chất lượng cao cho 60 hộ, mô hình chăn nuôi heo sinh sản hướng nạc đảm bảo vệ sinh môi cho 15 hộ; phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thị, thành mở 14 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất rau mầm, 21 lớp chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt có 759 hội viên, nông dân dự; triển khai thực hiện đề án hỗ trợ đồng bào dân tộc chăn nuôi dê tại 3 xã thuộc huyện Châu Đức, giúp cho 32 hộ tham gia, qua đó hỗ trợ 112 triệu đồng để làm chuồng và trồng cỏ và giao cho 384 con dê giống; phối hợp cùng Công ty Syngenta tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây bắp ngọt Sugar 75 cho 388 học viên là bà con nông dân.

Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân với Sở KH&CN, hai đơn vị đã tổ chức 51 lớp tập huấn kỹ thuật khai thác thông tin trên mạng Internet cho 1.530 CB,HV,ND. Đồng thời, cung cấp trên 60.000 bản tin “Phổ biến kiến thức” cho các chi tổ Hội dùng làm tài liệu sinh hoạt thường kỳ và 6000 bản tin “Thông tin và lãnh đạo”, 6000 bản tin: “Sở hữu trí tuệ” cho cán bộ các cấp Hội. Hội còn phối hợp với Thư viện tỉnh phát hành hàng tháng bản tin “ Nông thôn đổi mới”, trong 5 năm đã cung cấp trên 50.000 bản tin “ Nông thôn đổi mới” tới các cơ sở, chi, tổ Hội. Hội phối hợp với Sở KH&CN tổ chức hội thi “tuyên truyền viên thông tin khoa học công nghệ” và vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia cuộc thi “sáng tạo kỹ thuật” do tỉnh BR-VT và TW Hội Nông dân Việt Nam phát động, kết quả có 10 giải pháp được giải thưởng cấp tỉnh và cấp Trung ương. 

Thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Hội Nông dân và Sở Nông nghiệp &PTNT, 5 năm qua các cấp Hội phối hợp tổ chức 4.228 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho 201.822 lượt người dự. Đồng thời thực hiện các dụ án khuyến nông – khuyến ngư, xây dựng các mô hình sản xuất công nghệ tiên tiến trên các loại cây trồng, vật nuôi. Từ năm 2008 đến nay, hàng quí nông dân còn được nhận đặc san: “Bản tin nông nghiệp-thị trường”. Đây là một kênh thông tin giúp nông dân tiếp cận thị trường.

Năm 2012, Hội chỉ đạo Trung tâm HTND tỉnh phối hợp cùng Trung tâm phát triển năng lượng xanh Tachisolar, Hội Nông dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện tổ chức hội thảo và đầu tư máy nước nóng năng lượng mặt trời và hiện nay đã lắp đặt được 147 máy, trong đó có 46 hộ được vay vốn với số tiền là 800.000.000đ để lắp máy, góp phần thực hiện chương trình tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

7. Kết quả tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn:

Trong 5 năm qua, các cấp Hội nông dân đã tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân củng cố những tổ hợp tác và hợp tác xã đã có, xây dựng các tổ hợp tác, hợp tác xã mới, đến nay đã có 39 tổ hợp tác sản xuất và 6 HTX nông nghiệp do Hội vận động thành lập và làm sáng lập viên.

8. Tham gia xây dựng, nâng cao năng lục của hệ thống chính trị:

Hội đã tham mưu cho Tỉnh uỷ tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 59-CT/TW, ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn”.

Phối hợp với UBND tỉnh chỉ đạo UBND các cấp tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 26/2001/CT-TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về các cấp chính quyền phối hợp với Hội Nông dân để giải quyết các khiếu nại – tố cáo có liên quan đến nông dân; chủ động tham mưu, triển khai thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21/10/2009 của Ban Chấp hành Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH TW Đảng (khoá X) “về nông nghiệp – nông dân – nông thôn”. 

Trong 5 năm, Hội Nông dân các cấp đã giới thiệu 1.750 cán bộ, hội viên ưu tú, nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi với tổ chức cơ sở Đảng và đã được xem xét, kết nạp 554 đồng chí vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Phối hợp với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành chức năng tổ chức cho cán bộ, hội viên, nông dân tham gia góp ý kiến xây dựng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đồng thời phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tham gia hiệp thương giới thiệu những cán bộ, hội viên ưu tú ứng cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016. Vận động hội viên, nông dân tham dự các buổi tiếp xúc cử tri, hăng hái tham gia bầu cử, thực hiện quyền và trách nhiệm công dân. Thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện “Dân chủ ở xã, phường, thị trấn”, các cấp Hội đã tổ chức triển khai các nội dung trên đến hội viên, nông dân trong tỉnh thực hiện công tác bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân tiếp tục được các cấp Hội duy trì và thực hiện, tích cực tham gia giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, lựa chọn, giới thiệu những cán bộ Hội có năng lực, uy tín giới thiệu để nhân dân bầu vào các chức danh của xã, phường, thị trấn, khu phố, thôn, ấp; 

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1.Những kết quả đạt được.

- Dưới sự chỉ đạo của Cấp uỷ Đảng, tạo điều kiện của chính quyền, Hội đã chủ động tập hợp nông dân xây dựng các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, phát huy tiềm năng, nguồn lực to lớn ở nông thôn, nông dân để phát triển sản xuất-kinh doanh, góp phần XĐGN, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân, góp phần quan trọng vào phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng giai cấp Nông dân vững mạnh. Thông qua công tác xây dựng Hội và tổ chức thực hiện các phong trào thi đua, Hội đã có  kiến nghị với Cấp uỷ Đảng, chính quyền nhằm bổ sung hoàn thiện một số chủ trương, chính sách, giải pháp…liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Thông qua việc thực hiện phong trào:“ Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐGN và làm giàu chính đáng”, Hội đã tập hợp và động viên được hàng chục ngàn hộ nông dân phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển sản xuất, kinh doanh; tập hợp được những nông dân tiên tiến thành lực lượng nòng cốt, tiên phong trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; bước đầu hình thành các mô hình kinh tế trang trại, các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp làm ăn có hiệu quả có thể trở thành hạt nhân trong phát triển kinh tế hợp tác; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở nông thôn .

- Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, Hội vận động nông dân đóng góp một phần quan trọng vào xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở, xây dựng đời sống văn hoá, giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn. 

- Hội đã bước đầu thực hiện một số hoạt động hỗ trợ thiết thực giúp nông dân tháo gỡ được một phần khó khăn về vốn, về kiến thức khoa học kỹ thuật và công nghệ, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống.

- Hội đã tập hợp được đông đảo nông dân vào tổ chức Hội.Thông qua quá trình hoạt động, hội viên nông dân được nâng cao về nhận thức chính trị, củng cố tăng cường lòng tin của nông dân với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội.

- Tổ chức Hội được củng cố, phát triển; đội ngũ cán bộ Hội trưởng thành hơn cả về trình độ chính trị và chuyên môn. Sự phối hợp với các ngành chức năng, với chính quyền ở địa phương ngày càng chặt chẽ, hiệu quả hơn. 

2.Những thiếu sót, hạn chế

- Nội dung, phuơng thức hoạt động của Hội còn chậm đổi mới, có nơi còn mang tính hành chính, một bộ phận cán bộ Hội các cấp còn thụ động, trông chờ vào sự chỉ đạo của cấp uỷ và sự điều hành của chính quyền trong hoạt động. Hội chưa thể hiện rõ vai trò tập hợp, tổ chức nông dân tham gia có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế -xã hội ở nông thôn; đại diện chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nông dân. Có lúc, có nơi chưa phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc của nông dân để Cấp uỷ, chính quyền có biện pháp giải quyết.

- Tuy đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân song chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của Hội. Số lượng chương trình dự án do Hội chủ trì thực hiện còn quá ít. Hoạt động tuyên truyền của Hội Nông dân các cấp chủ yếu là vận động chay nên thiếu sức cuốn hút. Quyền lợi khi trở thành hội viên Hội Nông dân còn rất hạn chế, khó cuốn hút người nông dân tích cực tham gia các phong trào do Hội phát động.

- Vai trò giám sát, phản biện của Hội còn hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở, nơi trực tiếp với hội viên nông dân nhưng còn thụ động, chưa làm tốt vai trò phản biện xã hội bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên nông dân.

3. Bài học kinh nghiệm

Để tổ  chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH TW Đảng (khoá X) “về nông nghiệp – nông dân – nông thôn”, Hội cần chú trọng:

- Xây dựng kế hoạch hành động của Hội phải dựa trên cơ sở vận dụng sáng tạo Nghị quyết và các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bám sát sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở.

- Công tác tuyên truyền, vận động phải đi đôi với hoạt động hỗ trợ HV, ND phát triển sản xuất. 

- Coi trọng việc lựa chọn, bố trí, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ Hội có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình và năng lực vận động tổ chức hoạt động Hội. 

 

B. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN TIẾP TỚI

I. MỤC TIÊU TÔNG QUÁT.

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Hội Nông dân tỉnh vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực sự trở thành trung tâm và nòng cốt trong phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới; góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại, bền vững và xây dựng 60% số xã đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới. Nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất và đủ bản lĩnh chính trị đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.

1.  Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015:

- 100% cán bộ từ tổ Hội trở lên được bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng công tác Hội và được trang bị kiến thức pháp luật, khoa học kỹ thuật, kinh tế thị trường, tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trên 50% cán bộ chủ chốt của Hội ( từ phó chủ tịch cơ sở Hội trở lên) được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị từ trung cấp trở lên. 95% cơ sở Hội, 85% chi hội, 80% tổ hội đạt vững mạnh và khá. Phát triển hội viên mới 5% trên tổng số lao động nông dân từ 18 tuổi trở lên chưa tham gia tổ chức Hội. Tỷ lệ hội viên đạt 95% so với số hộ nông dân trên địa bàn. Phấn đấu đến năm 2015 toàn tỉnh xây dựng quỹ Hỗ trợ nông dân đạt số vốn trên 40 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ cấp tỉnh đạt 20 tỷ đồng, Quỹ cấp huyện đạt trung bình 3 tỷ đồng trở lên trên 1 đơn vị. Tham gia dạy nghề cho 20% số lao động nông thôn trên tổng số lao động nông thôn của tỉnh có nhu cầu học nghề. Tham gia thực hiện các mô hình phát triển kinh tế-xã hội làm nòng cốt xây dựng nông thôn mới. Hàng năm có trên 30% số hộ nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (theo tiêu chí mới). Trên 95% gia đình cán bộ hội viên đạt gia đình nông dân văn hoá.  Hội tham gia thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo, góp phần giảm 20% số hộ nông dân nghèo theo tiêu chuẩn mới của tỉnh. Hàng năm mỗi cơ sở Hội giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp đảng ít nhất 2 đối tượng là cán bộ Hội, hội viên ưu tú, nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi.

2. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020:

 - 100% cán bộ từ tổ Hội trở lên được bồi dưỡng nghiệp vụ và kỹ năng công tác Hội và được trang bị kiến thức pháp luật, khoa học kỹ thuật, kinh tế thị trường, tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Trên 70% cán bộ chủ chốt của Hội ( từ phó chủ tịch cơ sở Hội trở lên) được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên. 95% cơ sở Hội, 90% chi hội, 90% tổ hội đạt vững mạnh và khá. Tỷ lệ hội viên đạt trên 100% so với số hộ nông dân trên địa bàn. Đến năm 2020 Quỹ Hỗ trợ nông dân toàn tỉnh đạt trên 70 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ cấp tỉnh đạt 30 tỷ đồng, Quỹ cấp huyện đạt bình quân 5 tỷ đồng trên 1 đơn vị. Tham gia dạy nghề đạt 30% số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề của tỉnh. Tham gia thực hiện các mô hình phát triển kinh tế-xã hội làm nòng cốt xây dựng nông thôn mới. Hàng năm có 50% số hộ hội viên nông dân đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (theo tiêu chí mới). 98% gia đình cán bộ hội viên đạt gia đình nông dân văn hoá. Hội tham gia thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo, góp phần giảm 30% số hộ nông dân nghèo theo tiêu chuẩn mới của tỉnh. Hàng năm mỗi cơ sở Hội giới thiệu cho Đảng xem xét kết nạp đảng ít nhất 3 đối tượng là cán bộ Hội, hội viên ưu tú, nông dân sản xuất-kinh doanh giỏi.

II. Nhiệm vụ và các giải pháp:

1) Tiếp tục dẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục:

Tổ chức học tập, phổ biến cho hội viên, nông dân các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, đồng thời phổ biến những chủ trương công tác của Hội để tạo sự nhất trí về tư tưởng, qua đó có kế hoạch tổ chức thực hiện.

Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền thông qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao; các hội thi. . . Duy trì bản tin “Nông dân Bà Rịa - Vũng Tàu” và cung cấp bản tin nội bộ của Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Khoa học & Công nghệ, Thư viện tỉnh . . . duy trì và phát triển trang website của Hội Nông dân tỉnh.  

Nắm chắc tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn để phản ánh, tham mưu, kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền địa phương để bổ sung, điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất và đời sống nông dân.

2. Tiếp tục đổi mới công tác Hội:

Tiếp tục đổi mới công tác tuyên truyền vận động nông dân kết hợp hài hoà giữa nói và làm, gần dân, hiểu rõ và phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước nhằm đáp ứng tâm tư nguyện vọng của nông dân. Phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền cơ sở, với các trung tâm Chính trị nhằm tạo điều kiện và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị cho cán bộ Hội từ cơ sở trở lên. Chú trọng bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, đảm bảo tính kế thừa.

2- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu:

- Tiếp tục phát động phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu trên cơ sở nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, đơn vị lao động và đồng vốn.

 - Các cấp Hội Nông dân phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan để chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ đến hội viên, nông dân nhằm giúp nông dân áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao. 

- Tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các CLB trợ giúp pháp lý. CLB Nông dân….

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ hỗ trơ nông dân về KHKT, về vật tư nông lâm ngư nghiệp, về cơ hội tiềp cận thị trường, quảng bá sản phẩm qua đó giúp nông dân tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề, phát triển sản xuất… 

- Tiếp tục nhận uỷ thác cho các tổ chức tín dụng. Củng cố và phát triển các tổ vay vốn ở các chi, tổ Hội để thực hiện việc tín chấp với ngân hàng, giúp hội viên vay vốn đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển sản xuất. tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý chặt chẽ các nguồn vốn theo quy định, kịp thời xử lý các trường hợp chiếm dụng vốn.

- Bằng nhiều biện pháp, tích cực vận động xây dựng quỹ HTND ở các cấp Hội, tranh thủ các nguồn vốn giải quyết việc làm (120), vốn XĐGN của Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT . . . nhằm giúp nông dân có điều kiện phát triển sản xuất, xoá nghèo bền vững và vươn lên làm giàu chính đáng. 

-  Tiếp tục vận động nông dân tích cực tham gia xây dựng, phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng mà nòng cốt là tổ hợp tác, HTX để các đơn vị kinh tế hoạt động ngày càng có hiệu quả, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu cho xã viên, tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển.

- Chủ động hỗ trợ nông dân thực hiện liên kết 4 nhà, Hội Nông dân các cấp đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị, ngành chức năng, doanh nghiệp, nhà khoa học đưa tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đưa vốn, giống, kỹ thuật, vật tư, máy móc nông nghiệp giúp cho nông dân có điều kiện phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định.

- Phát huy sức mạnh của tổ chức Hội, Hội Nông dân tham gia thực hiện một số chương trình, dự án sản xuất thử nghiệm, các dự án khuyến nông, khuyến ngư …..phục vụ sản xúât và nâng cao đời sống của nông dân, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tham gia các hình thức kinh tế tập thể.

3- Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục tuyên truyền về cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng “Gia đình nông dân văn hoá” nhằm phát huy tình làng nghĩa xóm, thương yêu đùm bọc, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau. 

Vận động hội viên, nông dân tích cực góp công, góp của xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng các công trình phục vụ sản xuất và dân sinh. Xây dựng hệ thống giao thông thôn, xóm, kênh mương nội đồng, đường điện, nước sạch . . .

Phối hợp với các ngành Văn hoá - thể thao và du lịch, Thông tin truyền thông thường xuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể thao trong nông dân.

Mở rộng và nâng cao chất lượng thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, CSSKSS, bảo vệ quyền lợi trẻ em, xây dựng và củng cố các CLB dân số, góp phần làm giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên. 

Phối hợp với ngành chức năng duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và chống tái mù, đồng thời đẩy mạnh chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

4- Đẩy mạnh phong trào Nông dân thi đua tham gia bảo đảm quốc phòng, an ninh

Tiếp tục thực hiện các chương trình phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự, Bộ đội biên phòng, Công an tỉnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.  Đồng thời thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, góp phần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ quốc.

Tích cực thực hiện cuộc vận động xây dựng quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “vì người nghèo”, quỹ “vì trẻ em” . . . ; đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư, nhất là trong nội bộ nông dân trong những lúc khó khăn, hoạn nạn.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, mặt trận, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm làm cho cán bộ, hội viên, nông dân nâng cao ý thức phòng chống các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm . . . đồng thời phát hiện tố giác tội phạm và cảm hoá giáo dục người lầm lỗi.   

5) Chủ động thực hiện các chương trình phối hợp với các ngành:

Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành liên quan để tổ chức và tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, nông dân tham gia cuộc thi sáng tạo kỹ thuật Nhà nông; tôn vinh, khích lệ, động viên nông dân có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật; giúp hội viên, nông dân tiếp cận kiến thức, kinh nghiệm và ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, kinh doanh.

Mở rộng dạy nghề bằng nhiều hình thức thích hợp cho từ 10 – 15% số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề, liên kết dạy nghề và phối hợp đào tạo liên thông giữa các trình độ nghề cho lao động nông thôn; Tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề ngắn hạn theo trình độ sơ cấp, dạy nghề dưới 3 tháng hoặc dạy nghề tại chỗ theo hình thức “cầm tay chỉ việc” gắn dạy nghề với các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ nông dân cho các đối tượng là hội viên, nông dân trực tiếp làm nông nghiệp; liên kết dạy nghề và phối hợp đào tạo liên thông cho lao động nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh thực hiện tập huấn, giúp cho nông dân các dân tộc thiểu số xây dựng mô hình theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với điều kiện của từng vùng; triển khai tốt chương trình, dự án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo nghề, gắn với nhu cầu sử dụng lao động nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn. 

Vận động xây dựng quỹ HTND, hàng năm đề nghị UBND cùng cấp trích ngân sách hỗ trợ và vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng quỹ, phấn đấu hàng năm vận động đạt trên 9 tỷ đồng, cuối nhiệm kỳ toàn tỉnh đạt trên 60 tỷ đồng. 

6. Mở rộng quan hệ hơp tác quốc tê:

Nâng cao nhận thức, kiến thức của cán bộ Hội các cấp về chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, hội nhập quốc tế và công tác đối ngoại của Hội. Tham mưu, đề xuất với lãnh đạo tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên, nông dân đi nghiên cứu, trao đổi, học tập kinh nghiệm hoạt động của các tổ chức nông dân và của nông dân các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới

III. Đề xuất và kiến nghị.

 Đề nghị UBND tỉnh sớm ban hành quyết định nhằm cơ chế, chính sách để Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trực tiếp thực hiện và phối hợp thực hiện một số chương trình, đề án phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nông thôn giai đoạn 2013 - 2020, góp phần cụ thể hoá Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại tỉnh.

Trên đây là báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” và phương hướng thực hiện Nghị quyết trong giai đoạn tới của Hội Nông dân tỉnh BR-VT.

 

 Nơi nhận:                                                                                                                 TM. BAN THƯỜNG VỤ

- TW Hội NDVN                                                                                                               PHÓ CHỦ TỊCH

- Sở NN&PTNT tỉnh BR-VT

- Lưu VT+BKT  

                                                                                                     

                                                                                                                                     Võ Minh Giang

Đánh giá mục này
(1 Bỏ phiếu)
Số lần xem 26964 lần

HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
© Bản quyền thuộc về HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU. Địa chỉ: Khu Hành Chính Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 TRANG CHỦ  GIỚI THIỆU  XÂY DỰNG HỘI  HOẠT ĐỘNG HỘI  VĂN BẢN HỘI  HỎI ĐÁP                                   Website được phát triển bởi Trung Tâm CNTT&TT T.BRVT