CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

HỘI NÔNG DÂN - BAN THI ĐUA KHEN THƯỞNG TỈNH BR-VT

*

Số : 06 -CTPH/BTĐKT- HNDT

CỘNG HỎA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

   Bà Rịa- Vũng Tàu, ngày 24 tháng 6 năm 2014

CHƯƠNG TRÌNH PHỐI HỢP

Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phát hiện, biểu dương,

khen thưởng các điển hình tiên tiến giai đoạn 2013 - 2018

 - Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;

- Căn cứ Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”.

- Căn cứ Chương trình phối hợp số 01/CTPH-BTĐKT-HNDVN giữa Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam ngày 06/12/2013 về Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phát hiện, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến giai đoạn 2013 – 2018;

Ban Thi đua- Khen thưởng và Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thống nhất ký kết Chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2014- 2018, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và lĩnh vực công tác thi đua, khen thưởng nói riêng.

 - Phát huy sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân Việt Nam tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào thi đua “Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và 3 phong trào thi đua của Hội Nông dân Việt Nam; góp phần phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng các cá nhân là nông dân điển hình tiên tiến trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; góp phần nâng cao số lượng, chất lượng công tác khen thưởng cho người nông dân trực tiếp lao động, sản xuất.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP.

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác thi đua, khen thưởng trong cán bộ, hội viên, nông dân

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng tới cán bộ, hội viên,  nông dân; tập trung tuyên truyền Luật Thi đua, Khen thưởng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành các chủ trương, chính sách về thi đua, khen thưởng tới đông đảo nông dân, nhằm nâng cao nhận thức cho nông dân về vị trí, vai trò các phong trào thi đua và công tác khen thưởng.

- Thông qua các cơ quan truyền thông của hai ngành, website của 02 đơn vị và Bản tin nội bộ “ Nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu” để đẩy mạnh công tác tuyên truyền; mở chuyên trang, chuyên mục về các phong trào thi đua, tích cực giới thiệu, cổ vũ các gương điển hình tập thể, cá nhân nông dân có nhiều thành tích trong tham gia phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong liên kết hợp tác phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn và 03 phong trào thi đua của Hội Nông dân Việt Nam.

2. Tổ chức các phong trào thi đua và đẩy mạnh phong trào “Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”

- Hướng dẫn, đôn đốc triển khai tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua, trọng tâm là phong trào thi đua “Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn tỉnh theo đúng nội dung và lộ trình của Ủy ban nhân dân tỉnh; 03 phong trào thi đua của Hội Nông dân Việt Nam, trọng tâm là Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.

- Định kỳ phối hợp tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát tìm hiểu, giao l­ưu, trao đổi kinh nghiệm, cách làm hay, mô hình hiệu quả nông dân sáng tạo trong triển khai các phong trào thi đua yêu nước và thực hiện phong trào “Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” của các cấp Hội để học tập, rút kinh nghiệm và nhân rộng trong tỉnh.

3. Làm tốt công tác phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến:

Thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua khen thưởng”. Cụ thể như sau:

+ Hàng năm Hội Nông dân tỉnh sẽ tổ chức bình xét, lựa chọn 8-10 nông dân tiêu biểu  trong các phong trào thi đua của Hội Nông dân và phong trào thi đua “Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” để đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

+ Hàng năm Hội Nông dân tỉnh sẽ xét và đề nghị khen thưởng cho tập thể và hộ nông dân có thành tích xuất sắc trong “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.

+ Năm 2015 Hội Nông dân tỉnh tổ chức Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến tỉnh lần thứ III; Hội Nông dân tỉnh sẽ tổ chức bình xét, lựa chọn 5- 6 nông dân tiêu biểu đề nghị TW Hội xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng và bầu chọn Đoàn đại biểu tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc.

+ Năm 2017 Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tỉnh lần thứ IV; Hội Nông dân tỉnh sẽ tổ chức bình xét, lựa chọn 5- 6 nông dân tiêu biểu đề nghị TW Hội xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước khen thưởng.

+ Trong các hoạt động biểu dương, tôn vinh cán bộ, hội viên cấp toàn quốc của Hội Nông dân Việt Nam, Hội Nông dân tỉnh sẽ xem xét đề xuất Trung ương Hội Nông dân xem xét, đề xuất các cá nhân là người trực tiếp lao động sản xuất được tôn vinh ở cấp toàn quốc, để đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

(Tiêu chuẩn, thủ tục, hồ sơ đề nghị khen thưởng đều theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân Việt Nam và Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành).

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN.

1- Trách nhiệm của Hội Nông dân tỉnh.

- Chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua khen thưởng. Vận động cán bộ, hội viên, nông dân viết bài tuyên truyền các gương “người tốt, việc tốt”, các mô hình, điển hình tiên tiến, phổ biến các tiến bộ khoa học, công nghệ...

- Phối hợp và tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm tổ chức các phong trào thi đua và công tác khen thưởng; đưa các nội dung về công tác thi đua, khen thưởng vào các hoạt động, nội dung sinh hoạt của các cấp Hội, nhất là các hoạt động tại cơ sở và hoạt động của các Câu lạc bộ nông dân.

- Phối hợp tổ chức thi tìm hiểu về Luật Thi đua, Khen thưởng bằng các hình thức phù hợp ( thi viết hoặc thi tuyên truyền viên bằng hình thức sân khấu hóa trong cán bộ, hội viên, nông dân.

- Chỉ đạo các cấp Hội vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia thực hiện có hiệu quả Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và 3 phong trào thi đua lớn của Hội, chú trọng xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

- Hướng dẫn nông dân thực hiện liên kết, hợp tác trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, phát triển mô hình kinh tế gia trại, trang trại, tổ hợp tác...nâng cao chất lượng, mẫu mã, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường.

- Vận động hội viên, nông dân thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, xây dựng gia đình văn hoá, tham gia xây dựng thôn, ấp văn hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, góp phần phát triển kinh tế, xã hội giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn.

- Thông qua phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và các phong trào do Hội Nông dân Việt Nam phát động; các cấp Hội kịp thời phát hiện, biểu dương, đề xuất khen thưởng các điển hình tiêu biểu bằng các hình thức phù hợp.

- Thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi đua khen thưởng do Trung ương Hội giao.

2- Trách nhiệm của Ban Thi đua- Khen thưởng tỉnh.

- Trên cơ sở Luật Thi đua, Khen thưởng, Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thường xuyên, kịp thời thông tin những chủ trương mới về công tác thi đua, khen thưởng tới Hội Nông dân tỉnh để triển khai thực hiện.

- Tổ chức thực hiện Đề án tuyên truyền của ban thi đua khen thưởng TW về công tác thi đua, khen thưởng cho cán bộ, hội viên, nông dân đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp về kỹ năng tổ chức các phong trào thi đua và nghiệp vụ công tác khen thưởng. Xây dựng các tài liệu cần thiết như sổ tay, cẩm nang, tài liệu hỏi đáp về công tác thi đua, khen thưởng trang bị cho đội ngũ cán bộ Hội. Nghiên cứu tổ chức hoặc lồng ghép các hoạt động tư vấn về công tác thi đua, khen thưởng cho cán bộ Hội Nông dân các cấp.

- Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thống nhất việc phối hợp đề xuất khen thưởng cấp Nhà nước cho các tập thể, cá nhân là hội viên, nông dân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua “Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” , Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” và các phong trào thi đua của Hội.

- Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục, trình khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

1. Cấp tỉnh:

- Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh giao cho Phòng Nghiệp vụ I; Hội Nông dân tỉnh  giao Ban Tổ chức là đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ thường trực của Chương trình phối hợp.

- Bộ phận thường trực hai cơ quan thường xuyên trao đổi thông tin; tham mưu đề xuất nội dung, nguồn lực thực hiện; công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm và kịp thời đề xuất các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Hàng năm, hai cơ quan tiến hành sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phối hợp và đề ra kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp cụ thể. Cuối giai đoạn tiến hành tổng kết, đánh giá hiệu quả của Chương trình phối hợp.

- Báo cáo 06 tháng, 01 năm về Ban Thi đua – Khen thưởng Trung ương và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

2. Cấp huyện:

- Phòng Nội vụ và Hội Nông dân cấp huyện căn cứ vào Chương trình phối hợp hoạt động này để xây dựng chương trình phối hợp hoạt động cụ thể, phù hợp với địa phương; đề xuất các giải pháp và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo 6 tháng, 01 năm về Ban Thi đua – Khen thưởng tỉnh và Hội Nông dân tỉnh (qua cơ quan thường trực); chủ động tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện Chương trình phối hợp theo yêu cầu, nhiệm vụ.

Trên đây là nội dung Chương trình phối hợp đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, khen thưởng các điển hình tiên tiến giai đoạn 2014 - 2018 giữa Ban Thi đua - Khen thưởng và Hội Nông dân tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.

TM. HỘI NÔNG DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

Nguyễn Văn Thống

TM. BAN THI ĐUA KHEN THƯỞNG TỈNH

TRƯỞNG BAN

Võ Văn Nam

 

Nơi nhận :      

- Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch HĐTĐKT tỉnh;

- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, P. Chủ tịch HĐTĐKT tỉnh;

- Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;

- TW Hội NDVN;

- Ban Dân vận tỉnh;

- Hội Nông dân tỉnh;

- Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh;

- Phòng Nội vụ các huyện, thành phố;

- Hội Nông dân các huyện, thành phố;

- Lưu VT, BTC;

Download

Đánh giá mục này
(0 bỏ phiếu)
Số lần xem 2188 lần

HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
© Bản quyền thuộc về HỘI NÔNG DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU. Địa chỉ: Khu Hành Chính Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 TRANG CHỦ  GIỚI THIỆU  XÂY DỰNG HỘI  HOẠT ĐỘNG HỘI  VĂN BẢN HỘI  HỎI ĐÁP                                   Website được phát triển bởi Trung Tâm CNTT&TT T.BRVT